Theo quy định của Bộ GD-ĐT, công tác chấm thi THPT quốc gia năm 2019 hoàn thành chậm nhất vào ngày 13/7, công bố kết quả thi vào ngày 14/7.
Các Sở GD-ĐT hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ chậm nhất ngày 16/7.
Hiệu trưởng trường phổ thông cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh chậm nhất ngày 21/7.
Thực hiện in và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh chậm nhất ngày 21/7.
![]() |
Thí sinh sẽ biết kết quả thi THPT quốc gia vào ngày 14.7 (Ảnh: Tùng Tin) |
Từ ngày 14-23/7: Nhận phúc khảo bài thi
Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi. Thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì nộp đơn phúc khảo ở nơi đó.
Trường phổ thông, nơi thí sinh đăng ký dự thi nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả phúc khảo cho thí sinh.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ ngày 14-23/7, các đơn vị đăng ký dự thi sẽ thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo của thí sinh.
Tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có) hoàn thành chậm nhất ngày 2/8.
Hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo chậm nhất ngày 4/8.
Trước ngày 23/7: Thí sinh trúng tuyển thẳng xác nhận hồ sơ nhập học
Trước 17h ngày 18/7, các trường ĐH, CĐSP, TCSP tổ chức xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định, cập nhật danh sách trúng tuyển vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và gửi kết quả xét tuyển thẳng cho các Sở GD-ĐT để thông báo cho thí sinh.
Thí sinh trúng tuyển thẳng phải gửi hồ sơ và xác nhận nhập học tại các trường trước ngày 23/7.
Trước ngày 21/7: Công bố “điểm sàn” sư phạm, y dược
Bộ GD-ĐT dự kiến công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe sự kiến trước ngày 21/7.
Các trường ĐH, CĐSP, TCSP điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trang thông tin điện tử của trường dự kiến trước ngày 22/7.
Từ ngày 22/7: Điều chỉnh nguyện vọng
Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT theo phương thức trực tuyến dự kiến từ 22/7 đến 17h ngày 29/7.
Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng Phiếu ĐKXT dự kiến từ 22/7 đến 17h ngày 31/7.
Thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có (chỉ áp dụng đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng phiếu): Dự kiến trước 17h ngày 2/8.
Điểm thu nhận hồ sơ hoàn thành việc cập nhật thông tin về điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của tất cả thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT: Dự kiến trước 17h ngày 3/8.
Từ ngày 6/8: Xét tuyển đợt 1
Các trường thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1 từ ngày 6/8 đến 17h ngày 8/8.
Công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 dự kiến trước 17h ngày 9/8.
Thí sinh xác nhận nhập học đợt 1: Dự kiến trước 17h ngày 15/8 (tính theo dấu bưu điện).
Các trường ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp (TC) sư phạm cập nhật thông tin thí sinh xác nhận nhập học vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT: Dự kiến trước 17h ngày 19/8.
Từ ngày 28/8: Xét tuyển bổ sung
Dự kiến từ ngày 28/8, các trường ĐH, CĐ sư phạm, TC sư phạm xét tuyển bổ sung (các trường chủ động công bố lịch tuyển sinh bổ sung trước 10 ngày so với ngày xét tuyển).
Các trường ĐH, CĐ sư phạm, TC sư phạm xét tuyển bổ sung và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định dự kiến từ tháng 3 đến 12/2019.
Các trường ĐH, CĐ sư phạm, TC sư phạm báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2019 trước ngày 31/12/2019.
Ngân Anh
- 519 cán bộ chấm thi của Hà Nội đã bắt đầu chấm thi THPT quốc gia năm 2019 và dự kiến sẽ hoàn tất chấm thi tự luận sau 1 tuần.
" alt=""/>Những thời điểm quan trọng thí sinh cần ghi nhớ sau thi THPT quốc gia 2019Theo ông Phạm Hùng Anh, báo cáo của các địa phương cho hay, tỷ lệ học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày hiện nay tương đối cao.
Hiện nay, các địa phương đang vào cuộc tích cực để chuẩn bị cho lộ trình triển khai chương trình mới ở lớp 1 từ năm 2018-2019.
“Vì vậy, năm học 2018 - 2019, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu học 2 buổi/ngày đối với lớp 1 và từng bước tiến tới áp dụng đại trà với từ lớp 2 đến lớp 5 trong những năm tiếp theo” – ông Hùng Anh khẳng định.
Ông Hùng Anh cũng cho biết, không phải tới thời điểm này, thiết bị dạy học phục vụ cho đổi mới giáo dục mới được đặt ra mà đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước.
![]() |
Ông Phạm Hùng Anh, Phó Cục trưởng Cục cơ sở vật chất và thiết bị trường học. Ảnh: GD&TĐ. |
Ngay từ đầu năm 2016 bộ đã phối hợp với 63 tỉnh/thành phố trong cả nước tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng của tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, từ đso xác định các mục tiêu ưu tiên trong việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các nhà trường để đảm bảo điều kiện tối thiểu thực hiện chương trình.
Bộ GD-ĐT cũng đã xây dựng đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và phổ thông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ các địa phương, nhất là các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Theo đề án này, những trọng tâm ưu tiên đầu tư bao gồm: Xây dựng thay thế các phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp nặng cho cấp học mầm non và tiểu học, trong đó ưu tiên các lớp đầu cấp của tiểu học, bổ sung các phòng học còn thiếu trong đó ưu tiên cho cấp tiểu học, xây dựng bổ sung các phòng học bộ môn, phòng chức năng phục vụ học tập.
Bên cạnh đó, đề án còn ưu tiên đầu tư mua sắm thiết bị dạy học các cấp theo lộ trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Việc đầu tư mua sắm thiết bị sẽ do địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ.
Không mua sắm mới toàn bộ
Ông Phạm Hùng Anh cũng cho biết, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa tới đây tập trung chủ yếu là đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức dạy học.
Do đó, xét về mặt khoa học thì các thiết bị dạy học cơ bản không thay đổi mà chỉ cần sắp xếp và tổ chức lại việc khai thác và sử dụng thiết bị cho phù hợp với các môn học.
"Trước hết các nhà trường cần rà soát lại thiết bị hiện có, chỉ mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu và sắp xếp lại cho phù hợp với các môn học chứ không phải mua sắm lại toàn bộ” – ông Hùng Anh cho hay.
![]() |
Một phòng học của các em Trường Tiểu học Nậm He, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Lê Văn. |
Đối với những trường trang thiết bị còn thiếu, hỏng nhiều, phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn đã được Bộ đưa vào nội dung của đề án, các tỉnh/thành phố sẽ đầu tư bổ sung.
Tuy nhiên, ông Hùng Anh cũng khuyến cáo rằng, để các trang thiết bị được sử dụng lâu bền thì việc bảo quản và sử dụng của các nhà trường cũng hết sức quan trọng.
Ngoài ra, để tránh trường hợp có quá nhiều hoạt động diễn ra cùng một lúc, cùng một thời điểm thì việc lập kế hoạch giáo dục của nhà trường là hết sức quan trọng. Với một kế hoạch giáo dục khoa học, hợp lý và phù hợp thì việc sử dụng cơ sở vật chất hiện có sẽ hiệu quả.
Cần địa phương tích cực vào cuộc
Theo ông Phạm Hùng Anh, địa phương cần phải tích cực vào cuộc trong việc cải thiện các điều kiện học tập, điều kiện cơ sở vật chất của trường học.
Theo đó, các địa phương cần phải hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô phát triển giáo dục của địa phương để làm cơ sở cho việc đầu tư.
Bên cạnh đó, các địa phương phải quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Tập trung rà soát, điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở giáo dục.
Cuối cùng, các địa phương cần phải ưu tiên ngân sách địa phương đồng thời tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông bám sát lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.